Luật công bằng tài chính FFP là gì? Man City bị cấm tham gia Champions League ?

Luật công bằng FFP được thông qua nhằm đem lại một nền tảng vững vàng hơn cho các CLB Châu Âu. Vậy Luật công bằng tài chính FFP là gì? Nó có ưu và nhược điểm gì? Ảnh hưởng như thế nào đến các ông lớn như Man City, PSG, AC Milan? Hãy cùng nhà cái uy tín nhất nhacai247 tìm hiểu chi tiết.

Luật công bằng tài chính FFP là gì?

Luật công bằng tài chính FFP là gì?

Luật công bằng tài chính FFP là gì?

Luật công bằng tài chính FFP ( viết tắt của Financial Fair Play) là điều luật do chủ tịch Michel Platini cùng đồng sự đưa ra để tạo sự cạnh tranh công bằng, rõ ràng giữa các câu lạc bộ ở Liên đoàn bóng đá Châu Âu UEFA.

Luật công bằng tài chính là bước ngoặc ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền bóng đá Châu Âu bởi không cho phép các CLB mắc kẹt ở các khoản nợ hay khó khăn về tài chính thì không được tham dự cúp khu vực.

Bộ luật này đồng nghĩa với việc có nhiều nguy cơ những mùa bóng sắp tới, Champions League sẽ vắng bóng MU, Barca, Chelsea, Man City hay Liverpool.

Điều luật này có hiệu lực từ ngày 1/6/2011 áp dụng cho mùa giải 2011/12. Đây trở thành bước ngoặt làm ảnh hưởng lớn làm ảnh hưởng đến nền bóng đá Châu Âu.

Điều luật này khiến các câu lạc bộ đang gánh những món nợ hoặc khó khăn về tài chính không được tham dự cúp Châu Âu.

Ngoài ra, các câu lạc bộ phải công khai tài khoản ngân hàng và các khoản thu chi trong sổ sách tài chính của mình đặc biệt là trong việc chuyển nhượng, mua bán cầu thủ.

Tổng thư ký UEFA Gianni Infantino cho biết LĐBĐ châu Âu đã đạt được sự đồng thuận trên khắp châu lục trong những quy định về điều luật này.

​UEFA giới thiệu FFP như một biện pháp ngăn cản các CLB sử dụng thứ mà chủ tịch Michel Platini gọi là ‘Doping tài chính’ trong bóng đá. Ông chia sẻ:

“50% các CLB đang chi bộn tiền và đây trở thành một trào lưu.”

“Chúng ta cần phải ngăn điều này lại. Họ chi nhiều hơn những gì họ kiếm được trong quá khứ, và lại còn nợ xấu. Chúng ta không muốn triệt hạ các đội bóng, mà ngược lại, chúng ta giúp họ phát triển.”

Những điều khoản chính trong luật công bằng tài chính

Một câu lạc bộ tại UEFA sẽ được phép lỗ tối đa 45 triệu euro trong một mùa giải trong vòng 3 năm từ 2011 đến 2013 và giảm xuống 30 triệu euro từ 2014 đến 2017.

Nếu một câu lạc bộ bóng đá bất kỳ bị thâm hụt lên đến 100 triệu euro trong các thương vụ mua bán, chuyển nhượng cầu thủ của mình thì đội bóng đó sẽ bị đưa vào trường hợp cảnh báo đáng báo động.

Từ đó ICFC – ủy ban kiểm soát tài chính các câu lạc bộ sẽ có nhiệm vụ giám sát cũng như yêu cầu một sự đảm bảo tài chính từ câu lạc bộ đã vi phạm.

Kiểm soát và cân bằng giữa tiền ra (phí chuyển nhượng, lương) với doanh thu từ bản quyền truyền hình và tiền bán vé, thêm vào đó là doanh thu từ các HĐ quảng cáo.

FFP không tính đến các chi phí như xây dựng sân vận động hay đầu tư cho phát triển các đội trẻ, xây khu tập luyện,…

Mục đích của luật công bằng tài chính

Luật công bằng tài chính ra đời nhằm giúp các câu lạc bộ có chất lượng ngang bằng nhau. Sự chênh lệch về tài chính dẫn đến sự bất công bằng trong thi đấu.

Những câu lạc bộ giàu có (thường từ tiền của ông chủ CLB) sẽ vung tay mua những cầu thủ giỏi từ các đội bóng khác. Từ đó làm cho trình độ giữ các đội bóng bị chênh lệch. Đội quá mạnh nhưng đội thì quá yếu.

Kết quả bóng đá lúc này cũng được biết trước khiến cho những kỳ tích hay điều bất ngờ khó mà xảy ra.

Ví dụ, Man City và PSG là những nhà vô địch Ngoại Hạng Anh và Ligue 1 đều thuộc chủ sở hữu của các tỷ phú, tỷ phú Qatar, UAE. Vì hậu thuẫn tài chính vững chắc nên họ vô địch dễ dàng nhờ mua được các cầu thủ siêu sao.

Điều luật tài chính nhằm hạn chế các đội bóng chi ra quá nhiều tiền họ kiếm được để tránh mất cân đối tài chính và không làm giảm đi sức hấp dẫn của các giải đấu.

Ý tưởng này của Platini khắt khe nhưng không phải để hủy diệt bóng đá Châu Âu.

Mục đích của chủ tịch UEFA cũng chỉ nhằm thiết lập một nền tảng tài chính vững chắc cho các CLB nhưng cũng không phải để làm mất đi sức hấp dẫn của các giải đấu, bởi ai cũng biết nguồn lợi từ Champions League lớn ra sao.

Sự vắng mặt của các ông lớn chắc chắn sẽ khiến giải đấu mất đi không ít giá trị, cũng đồng nghĩa với túi tiền sẽ vơi đi, mà không có tiền thì khác gì “tay đập, tay phá”. Thế nên UEFA cũng rất thận trọng trong những bước đi.

Hình phạt của FFP cho các CLB vi phạm

Tuy vào hành vi vi phạm của CLB mà FFP có các hình phạt gồm:

  • Cảnh cáo
  • Phạt hành chính
  • Trừ điểm
  • Cấm đăng ký số lượng các cầu thủ cho các giải đấu của UEFA
  • Phạt rút vốn của UEFA trong giải đấu
  • Loại khỏi các giải đấu đang tham gia
  • Loại khỏi các giải đấu trong tương lai
Chủ tịch Michel Platini - người đưa ra điều luật này

Chủ tịch Michel Platini – người đưa ra điều luật này

Luật công bằng tài chính thiếu… công bằng

Trong quá trình thi hành luật công bằng tài chính thiếu… công bằng với những đội bóng mới nổi đe dọa các quyền lực cũ.

Mức phạt chưa đủ răng đe

Những câu lạc bộ lớn như Manchester City nếu có vi phạm thì chỉ cần nộp phạt 49 triệu Bảng là mọi thứ lại như cũ. Số tiền này với họ có thể chẳng thấm vào đâu nhưng với các câu lạc bộ nhỏ như Leyton và Chalton lại vô cùng lớn.

Trói buộc thiếu gia

Điều luật này ra đời nhằm giúp nền bóng đá Châu Âu có 1 sân chơi bình đẳng cho tất cả và giúp các CLB có nền tài chính ổn định hơn. Tuy nhiên, sau thời gian thi hành mục tiêu thứ hai vẫn còn xa vời.

UEFA thiết lập rào cản mua sắm nhưng các CLB vẫn chưa có một bức tranh tài chính khởi sắc hơn. Bằng chứng là Parma bị phá sản và trở thành đội bóng nghiệp dư năm 2015.

Ngoài ra, luật công bằng tài chính cũng không thể tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn chỉ với cách đặt ra giới hạn chuyển nhượng cho các CLB. Điều luật này còn ngăn cản sự tiến bộ của những đội bóng muốn đổi đời.

Ví dụ điển hình là PSG khi họ còn là 1 đội bóng tầm trung và được ông chủ Qatar rót tiền vào đã dần có nhiều thành tựu.

Sau nhiều năm sống dưới sợ bảo trợ của người Ả rập, vào thời điểm mà PSG sắp vươn lên đe dọa quyền lực của những của những ông lớn hàng đầu châu Âu thì bất ngờ họ phải dừng lại vì quy định của UEFA.

Là đội bóng mới nổi nên doanh thu của PSG cũng không cao như MU, Real Madrid hay Barcelona,… Quy định chỉ chi tiêu trên số tiền mà mình kiếm được khiến cho đội bóng này khó mà xoay sở.

PSG không thể tiến sâu vào đấu trường Champions League. Điều này đi ngược lại mong muốn của UEFA về việc tạo ra những đội bóng có khả năng cạnh tranh ngôi cao.

Bảo vệ trật tự cũ

Những quy định của UEFA đang bảo vệ những trật tự sẵn có của bóng đá Châu Âu. PSG, Man City khó vươn lên vì rào cản công bằng tài chính nhưng các ông lớn như Bayern Munich, Barcelona, Real Madrid,… không bị ảnh hưởng là bao.

Nguyên nhân là doanh thu và lợi nhuận của các ông lớn đã quá cao, những gã khổng lồ có thể dư sức thu về nhưng cái tên mình muốn vì còn lâu mới quá mức hạn chuyển nhượng.

Vì vậy, những ông lớn vẫn mặc sức xây dựng đội hình mạnh, giàu cạnh tranh. Từ chênh lệch năng lực chuyên môn dần chuyển sang chênh lệch về thương hiệu, sức hút tài trợ, quảng cáo.

Cuối cùng những ông lớn ngày càng có nhiều tiền hơn, đội hình mạnh hơn. Luật công bằng tài chính không mang lại 1 sân chơi bình đẳng như mục tiêu ban đầu. Nó không giúp được các đội bóng nhỏ mà lại tạo cơ hội cho những đội bóng lớn cũng cố quyền lực.

Các câu lạc bộ vi phạm luật công bằng tài chính

Các câu lạc bộ vi phạm luật công bằng tài chính đã từng khốn đốn vì điều luật mới này như thế nào? Hãy cùng Nhà Cái 247 tìm hiểu ngay sau đây:

Liverpool bị điều tra vi phạm Đạo luật

Năm 2014, Đội á quân Ngoại hạng Anh là một trong bảy đội bóng sẽ bị UEFA điều tra về những vi phạm trong Đạo luật Công bằng Tài chính (FFP).

Liverpool, Monaco, Inter, Roma đều vắng mặt ở các Cup châu Âu mùa trước và chỉ mới trở lại với hai sân chơi Champions League, Europa League từ đầu mùa này. Nhưng cả bốn đều không đáp ứng được yêu cầu của FFP khi thâm hụt trên 58 triệu đôla trong ba mùa giải gần nhất, từ 2011 đến 2014.

Cùng với Besiktas, Sporting Lisbon và Krasnodar, bốn ông lớn đến từ Anh, Italy và Pháp kể trên sẽ phải nộp cho UEFA toàn bộ các báo cáo tài chính của các giai đoạn kết thúc trong năm 2012 và 2013 mà tổ chức này tin rằng sẽ cung cấp bằng chứng về thâm hụt tài chính.

Ủy ban Kiểm soát tài chính UEFA (CFCB) cũng yêu cầu bảy CLB nộp luôn mọi bằng chứng để phản bác nếu có để phòng trường hợp bị đưa ra án phạt, mà nghiêm nhất có thể là bị gạt khỏi các Cup châu Âu.

Dù báo lỗ 81,5 triệu đôla ở mùa 2012-2013 và 67 triệu ở mùa 2011-2012, Liverpool tự tin họ không vi phạm FFP, nhờ ký một loạt hợp đồng tài trợ béo bở trong 18 tháng qua.

AC Milan bị cấm tham dự cúp châu Âu

Năm 2019, AC Milan kết thúc ở vị trí thứ 5 Serie A mùa giải trước và được quyền tham dự Europa League mùa tới. Dù vậy, họ đã bị tước đi quyền tham dự cúp châu Âu vì vi phạm luật Công bằng tài chính.

Thông báo của CAS có đoạn: “AC Milan không được tham dự bất kỳ giải đấu nào do UEFA tổ chứ ở mùa giải 2019/20 do vi phạm luật Công bằng tài chính từ năm 2015 đến 2018”.

Việc AC Milan không được tham dự Europa League mùa giải tới là tin không vui với tân HLV Marco Giampaolo.

Ông vừa mới lên thay Gattuso. Nếu như AC Milan không được tham dự cúp châu Âu thì nó sẽ ảnh hưởng lớn tới kế hoạch mua sắm của CLB trong mùa Hè 2019.

Sau khi AC Milan bị tước quyền tham dự cúp châu Âu, CLB Torino (xếp thứ 7 ở Serie A mùa trước) sẽ thế chỗ. Họ sẽ bắt đầu thi đấu từ vòng loại thứ 2 Europa League. Trong khi đó, AS Roma và Lazio sẽ tham dự từ vòng bảng.

Vì sao Man City bị cấm tham dự Champions League 2 mùa giải ?

Mới đây, Talksport, Man City vừa bị UEFA cấm thi đấu ở sân chơi châu Âu hai mùa giải liên tiếp do vi phạm luật công bằng tài chính dành cho các câu lạc bộ.

Bản thông cáo của UEFA có viết: “Phòng xét xử đã xem xét tất cả các bằng chứng và phát hiện ra rằng CLB Man City vi phạm nghiêm trọng Quy định công bằng tài chính và cấp phép cho CLB của UEFA bằng cách khai khống doanh thu tài trợ để có thể hòa vốn trong các báo cáo gửi tới UEFA từ năm 2012 tới 2016”.

Man City bị cấm tham dự Champions League 2 mùa giải

Man City bị cấm tham dự Champions League 2 mùa giải

“Phòng xét xử sẽ áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với Câu lạc bộ bóng đá Man City, theo đó họ sẽ không được tham gia các cuộc thi của câu lạc bộ trong hai mùa tiếp theo được tổ chức bởi UEFA (ví dụ: mùa giải 2020/21 và 2021/22) và phải nộp phạt 30 triệu euro”.

Man City sẽ tiếp tục được thi đấu ở Champions League mùa giải năm nay. Man City sẽ đối đầu với Real Madrid ở vòng 1/8 Champions League. Nhưng nếu có vô địch thì thầy trò Pep Guardiola sẽ không được tham dự sân chơi châu Âu mùa giải sang năm.

Đội chủ sân Etihad thông báo sẽ kháng cáo hình phạt của UEFA lên Tòa án Trọng tài cho Thể thao sớm nhất.

Trong trường hợp không kháng cáo thành công, đội bóng của Pep Guardiola sẽ không thể tham dự sân chơi châu Âu cho đến mùa giải 2022/23.

Các phát hiện được UEFA công bố cũng cho biết Man City đã không hợp tác trong cuộc điều tra vụ việc này cùng với Ban kiểm soát tài chính CLB của UEFA.

PSG lách luật công bằng tài chính như thế nào?

PSG là 1 trong số ít những đội bóng lách thành công luật công bằng tài chính ở Châu Âu. Cùng điểm qua những phi vụ mà PSG đã vượt qua trót lọt.

Nhận tài trợ từ Qatar

Năm 2012, Paris SG đã đạt được thỏa thuận với một hãng du lịch Qatar, mang lại cho họ khoảng 150 – 200 triệu euro mỗi mùa. Đây được xem là một cách để đội bóng thủ đô nước Pháp “lách” quy định về công bằng tài chính của Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA).

Theo nguồn tin của Le Parisien (Pháp), PSG vừa ký được một hợp đồng với Qatar Tourism Authority (QTA).

Hợp đồng khổng lồ này kéo dài 4 năm, tới năm 2016, nhưng nó không phải là hợp đồng tài trợ, cũng không phải để mua tên sân Parc des Princes, mà nó nằm trong một chiến dịch truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh của Qatar.

QTA là ai?

QTA là một công ty phụ trách việc phát triển các hoạt động du lịch của Qatar. Được thừa nhận là một hãng du lịch quốc gia với quyền lực mở rộng.

QTA chuyên tổ chức các sự kiện trong nước cũng như ngoài nước nhằm phát triển hình ảnh của quốc gia Trung Đông này. Mục đích cuối cùng? Đó là tăng số lượng khách du lịch tới Doha.

Sự xuất hiện của PSG bên cạnh QTA nằm trong lô-gích này. Với bộ mặt thể thao đang được cải thiện, PSG sẽ nắm vai trò đại sứ của QTA. Trái ngược với Qatar Sports Investments (QSI) – chủ sở hữu PSG hiện nay – QTA không phải là một quỹ đầu tư.

Nhưng hai công ty này lại có một điểm chung: họ cùng gắn liền với Hoàng gia Qatar. Tân chủ tịch của QTA, Issa bin Mohammed al-Mohannadi, đã được đích thân người đứng đầu Nhà nước Qatar bổ nhiệm hồi tháng 5 vừa qua.

Những điều khoản đã được ký kết

Hợp đồng này kéo dài tới năm 2016 và có hiệu lức đối với cả năm ký kết là 2012 để đội bóng nước Pháp bù lỗ cho mùa giải 2011/12. Điểm quan trọng khác là nó có tính chất lũy tiến.

Cụ thể là QTA dự kiến đầu tư khoảng 150 triệu euro nhưng có thể tăng lên tới 200 triệu euro trong các mùa giải tiếp theo nhờ sự lồng ghép vào các khoản tiền thưởng như tham dự Champions League, chức vô địch…

Chi tiết cách “lách luật”

Ở bản báo cáo quý mà PSG trình lên Ban kiểm tra quản lý tài chính quốc gia (DNCG), PSG đã dự kiến quỹ lương của họ sẽ đạt mức 200 triệu euro (chưa tính thuế) trong mùa giải 2014/15.

Nếu như DNCG không thể nói gì về bản hợp đồng khổng lồ trên của PSG, thì đó là do họ cho rằng tiêu chuẩn cân bằng thể thao tại Ligue 1 vẫn được tôn trọng. Cơ quan “cảnh sát kinh tế” này cho rằng PSG không phá hỏng sức cạnh tranh tại sân chơi hình lục lăng.

Tỉ lệ giữa ngân sách của PSG so với các CLB khác của Ligue 1 cũng không lớn hơn so với những gì đang tồn tại ở Anh hay Tây Ban Nha.

Ngoài ra, DNCG cũng nhấn mạnh rằng, với mức lương 200 triệu euro cho năm 2014, PSG cũng nằm trong tiêu chuẩn như Man City (235,6 triệu euro) hay Chelsea (216,4 triệu euro).

Các nhà lãnh đạo PSG đã phải ra điều trần về sự fair-play tài chính của mình – một điều luật mới được áp bởi UEFA. Kể từ mùa giải 2013/14, UEFA sẽ yêu cầu các đội bóng phải cân bằng được nguồn thu và nguồn chi.

Hợp đồng của PSG với QTA chắc chắn đã được nghiên cứu nhằm thỏa mãn những điều luật mới của UEFA.

PSG lách luật để sở hữu “bom tấn” Mbappe

Phát ngôn viên của PSG khẳng định họ rất tự tin về việc không vi phạm bất cứ điều gì trong những quy định về công bằng tài chính mà UEFA đã đưa ra.

Mùa hè năm 2017, ngoài việc bỏ ra 198 triệu bảng để chiêu mộ Neymar, thì trong ngày cuối của kỳ chuyển nhượng thì đội bóng nước Pháp cũng đã chiêu mộ luôn cả Kylian Mbappe từ Monaco.

PSG lách luật để sở hữu "bom tấn" Mbappe

PSG lách luật để sở hữu “bom tấn” Mbappe

Trên trang chủ PSG cũng chẳng hề e ngại sẽ bị UEFA sờ gáy về những quy định trong luật công bằng tài chính khi đăng tải một dòng thông điệp đầy tự tin và thách thức:

“Paris St Germain đã xem xét rất kỹ về những quy định trong bộ luật công bằng tài chính mà UEFA đã ban hành để có thể đảm bảo rằng tài chính của chúng tôi sẽ tuân thủ một cách nghiêm túc vào 30.06.2018.”

“Đội bóng của chúng tôi rất tự tin vào khả năng chứng minh rằng chúng tôi sẽ hoàn toàn tuân thủ các quy tắc về luật công bằng tài chính trong mùa giải 2017/2018.

Điều này cũng là một bằng chứng cho thấy chúng tôi luôn minh bạch các hoạt động của mình với các tổ chức làm bóng đá tại châu Âu.”

PSG đã chính thức xác nhận thông tin về việc họ đã mượn thành công tiền đạo Mbappe từ AS Monaco ở mùa giải 2017-2018. Kèm theo đó là điều khoản mua đứt vào mùa Hè sang năm với giá 180 triệu euro.

Theo nhận định của các chuyên gia, đây là cách mà PSG lách Luật công bằng tài chính của LĐBĐ châu Âu (UEFA).

Cách PSG mua Neymar

Gần đây, khi PSG mua Neymar với giá 222 triệu, anh trở thành cầu thủ đắt giá nhất lịch sử. Luật công bằng tài chính ngày càng có nhiều người quan tâm hơn khi mức giá các cầu thủ ngày một tăng.

Sẽ còn nhiều cái tên hấp dẫn khác như Messi, Ronaldo,… sẽ được gọi tên trong thời gian sắp tới. Nhưng với 1 CLB nhiều tiền và tham vọng thì luật công bằng tài chính chỉ là chuyện nhỏ.

Tập đoàn Qatar Investment Authority (QIA) chủ sở hữu PSG chính là đạo diễn bộ phim bom tấn mang tên Neymar.

Nếu bỏ số tiền cực lớn để mua trực tiếp sẽ bị UEFA sờ gáy ngay, nên họ đã lách luật bằng cách mời Neymar làm gương mặt đại diện cho WC 2022 được tổ chức tại Qatar với hợp đồng lên tới 300tr Euro.

Thực chất cha con Neymar sẽ chỉ thu về 300-222=78tr Euro, số tiền còn lại, PSG đưa cho Neymar để cầu thủ này đứng ra trên danh nghĩa đơn phương phá vỡ hợp đồng trước thời hạn với Barca.

Theo The Goal, với sự góp mặt của Neymar, quỹ lương của PSG cũng chỉ tăng nhẹ lên mức 65% doanh thu đồng nghĩa với việc không vi phạm FFP.

Trên đây là những thông tin thú vị về luật công bằng tài chính và những CLB vướng vào điều luật này. Đừng quen theo dõi những bài viết thú vị của Nhà Cái 247 trong thời gian sắp tới bạn nhé!

Scores: 4 (15 votes)



x