Bàn thắng vàng – bàn thắng bạc là gì ? FIFA 2020 định nghĩa những bàn thắng này như thế nào hãy cùng trang review nhà cái uy tín Nhacai247 tìm hiểu ngay nhé!
Định nghĩa bàn thắng vàng
Xem nhanh:
- 1 Định nghĩa bàn thắng vàng
- 1.1 Quá trình hình thành
- 1.2 Các trường hợp phải tính đến Bàn Thắng Vàng
- 1.3 TOP nhựng bàn thắng Vàng định mệnh trong lịch sử bóng đá thế giới
- 1.3.1 Italia – Pháp (chung kết Euro 2000)
- 1.3.2 Pháp – Bồ Đào Nha (Bán kết Euro 2000)
- 1.3.3 Đức – CH Séc (Chung kết Euro 1996)
- 1.3.4 Hàn Quốc – Italia (vòng 1/8 World Cup 2002)
- 1.3.5 Real Madrid – Galatasaray (Siêu Cúp châu Âu 2000)
- 1.3.6 Liverpool- Alaves (Chung kết UEFA Cup 2001)
- 1.3.7 Cameroon- Pháp (Chung kết Confederations Cup 2003)
- 1.3.8 Pháp – Paraguay (Vòng 1/8 World Cup 1998)
- 1.3.9 Thụy Điển – Senegal (Vòng 1/8 World Cup 2002)
- 1.3.10 Senegal – Thổ Nhĩ Kỳ (Tứ kết World Cup 2002)
- 2 Định nghĩa Bàn thắng Bạc
Bàn thắng vàng không phải là bất kỳ bàn thắng nào trong trận đấu chính thức. Ở các giải đấu với những đội sức mạnh ngang nhau, bất phân thắng bại trong 90 phút thi đấu chính thức thì cần có hiệp phụ để có kết quả rõ ràng.
Bàn thắng vàng sẽ là bàn thắng đầu tiên diễn ra trong hiệp phụ. Nếu bàn này được công nhận thì trận đấu sẽ kết thúc và phần thắng sẽ dành cho đội ghi bàn.
Quá trình hình thành
Luật bàn thắng vàng áp dụng từ năm 1992. Cũng giống như trong bóng đá, bóng bầu dục cũng có luật điểm số vàng với ý nghĩa tương đương.
Nhưng từ sau năm 2004, luật bàn thắng vàng không còn áp dụng mà 2 hiệp phụ sẽ được diễn ra trong 30 phút để ấn định tỷ số cuối cùng.
Luật bàn thắng vàng dừng lại vì có nhiều tranh cãi của người hâm mộ với vấn đề trận đấu bị dừng đột ngột khiến cảm xúc khi xem bóng đá bị ảnh hưởng.
Các trường hợp phải tính đến Bàn Thắng Vàng
Khi hai đội không thể phân định thắng bại ở hai hiệp đấu chính và phải đi đến hiệp đấu phụ, trận đấu sẽ kết thúc ngay khi có đội ghi bàn thành công và chiến thắng sẽ dành về đội này.
Điều này đã gây đến những “cái chết bất ngờ”, vì thế nó còn được gọi là luật “Cái Chết Bất Ngờ” (Sudden Death).
Ngay cả khi đạo luật này được áp dụng ở Anh, FA vẫn giữ nguyên luật cũ – hai đội vẫn đá hết 30 phút cho 2 hiệp phụ, không có bất kỳ bàn thắng vàng hay bàn thắng bạc nào.
TOP nhựng bàn thắng Vàng định mệnh trong lịch sử bóng đá thế giới
Italia – Pháp (chung kết Euro 2000)
Sau nhiều trận đấu quyết liệt, Italia đã chính thức tham dự trận chung kết Euro 2000 để gặp đối thủ cạnh tranh là Pháp. Ở phút thứ 55, AZZurri có được bàn thắng đầu tiên với pha ghi bàn của Marco Delvecchio. Vào những phút cuối trận, tiền đạo Del Piero đã bỏ lỡ hai cơ hội ghi bàn để nâng cao tỷ số.
Vào đúng phút cuối cùng của trận đấu chính thức, Pháp đã gỡ hòa 1-1 với pha dứt điểm tuyệt đẹp của Sylvain, hạ gục Francesco Toldo của đội Italia. Bước sang hiệp phụ, nhờ vào thể lực bền bỉ hơn nên đội Pháp đã ghi được bàn thắng Vàng định mệnh. Nhờ sự kết hợp ăn ý, từ bên cánh trái, Pires đã có một đường truyền đẹp mắt, truyền cho Trezeguet để anh tung cú vô lê để đời. giúp đội tuyển Pháp đăng quang vô địch mùa giải Euro 2000.
Pháp – Bồ Đào Nha (Bán kết Euro 2000)
Sau khi loại được TBN, Pháp chính thức giành vé vào bán kết và đối đầu với BĐN, một đội bóng khác cũng đến từ bán đảo Iberia. Ở thời điểm đầu trận đấu, Bồ Đào Nha đã có được ưu thế nhờ Nuno Gomes ghi được một bàn thắng dẫn trước. Đầu hiệp 2, Henry đã gỡ hòa tỷ số lên 1-1.
Kết thúc 90 phút, hai đội phải bước vào hiệp phụ do không có bàn thắng nào được ghi thêm. Phút thứ 119 của trận đấu, Sylvain Wiltord sút bóng chạm tay Abel Xavier, tuy nhiên tình huống chạm tay này đã ở ngoài sân.
Mặc dù vậy, trọng tài vẫn đưa đưa ra một quyết định gây tranh cãi, đó là cho Pháp hưởng quả 11m. Và đương nhiên, Zidane đã nắm bắt tốt cơ hội, hạ gục thành công Victor Baia trên chấm phạt đền, bàn thắng Vàng được ghi nhận đưa Pháp vào vòng chung kết Euro 2000.
Đức – CH Séc (Chung kết Euro 1996)
Trong trận chung kết Euro 1996, Đức gặp lại CH Séc sau khi dành chiến thắng 2-0 trước đội bóng Đông Âu ở vòng bảng. CH Séc đã chơi đầy hứng khởi ở hiệp 1 và có được bàn thắng hấp dẫn trước sau quả 11m gây tranh cãi của Patrick Berger.
Đến phút 73, tỷ số được san bằng 1-1 bởi cầu thủ Bierhoff. Bước vào hiệp đấu phụ, nhờ vào cú xoay người dứt điểm bất ngờ mà một lần nữa Bierhoff đã hạ gục Petr Kouba, ấn định kết quả 2-1. Giúp đội bóng Đức đăng quang vô địch Euro 1996.
Hàn Quốc – Italia (vòng 1/8 World Cup 2002)
Nỗ lực lớn để vượt qua vòng bảng, Italia đối đầu với đội chủ nhà Hàn Quốc ở vòng Knock-out và họ đã dẫn trước với bàn thắng của Vieri. Nhưng chỉ sau 2 phút, tỷ số đã được san bằng 1-1 bởi Seol Ki-Hyeon. Do lỗi ăn vạ nên Totti bị đuổi khỏi sân, điều này làm cho Azzurri bị mất thế trận. Và khi đến hiệp phụ, Ahn Jung-Hwan khá dễ dàng để ghi được bàn thắng Vàng, mang về cho Hàn Quốc tấm vé tham dự tứ kết.
Real Madrid – Galatasaray (Siêu Cúp châu Âu 2000)
Ở trận đấu tranh Siêu Cúp Châu Âu 2000, Real Madrid đã đối đầu với Galatasaray và bị dẫn trước bởi cú đánh đầu mở tỷ số của Mario jardel. Raul gỡ hòa tỷ số 1-1 vào đầu hiệp 2, đưa về trạng thái cân bằng cho cả 2 đội. Nhưng tình thế này lại bị phá vỡ một lần nữa bởi Jardel khi bước vào hiệp phụ, anh đã thành công ghi bàn ở phút 103 đem về chiến thắng cho đội Thổ Nhĩ Kỳ với tỷ số 2-1 ấn tượng.
Liverpool- Alaves (Chung kết UEFA Cup 2001)
Trận chung kết UEFA Cup 2001 diễn ra cực kỳ cởi mở và hai đội hòa nhau 4-4 ở hiệp chính (Jordi Cruyff gỡ hòa cho Alaves ở phút 89). Trong hiệp phụ, hậu vệ Delfi Geli lóng ngóng đốt lưới nhà giúp Liverpool lên ngôi ở UEFA Cup năm 2001 đầy nghẹt thở.
Cameroon- Pháp (Chung kết Confederations Cup 2003)
Đội tuyển Pháp được dự đoán là có khả năng dễ dàng đè bẹp đối thủ cameroon trong trận chung kết khi sở hữu dàn cầu thủ tài năng. Nhưng mãi đến phút 112 của hiệp phụ, The Blues mới có thể chính thức giành được chức vô địch Confederations Cup 2003 nhờ vào bàn thắng Vàng mà Henry ghi được.
Pháp – Paraguay (Vòng 1/8 World Cup 1998)
Pháp và Paraguay là hai đối thủ ngang tài ngang sức khi cả hai đều bảo vệ tột khung thành của mình trong 90 phút. Phải bước vào hiệp phụ thì bất ngờ ở phút 113 Laurent Blanc đánh đầu ghi bàn thắng, vượt qua thủ môn danh tiếng Jose Chilavert làm khung thành của đối phương rung lên. Nhờ vào bàn thắng Vàng này mà Pháp đã có một vé vào vòng tứ kết World Cup 1998.
Thụy Điển – Senegal (Vòng 1/8 World Cup 2002)
Với lối chơi khôn ngoan và sự kết hợp ăn ý của cả đội, Henrik Larsson đã đưa đội bóng Thụy điển dẫn trước tỷ số 1-0. Nhưng đến cuối hiệp 1, tỷ số này đã được san bằng bởi Henri Camara. Và tỷ số hòa này kéo dài đến hết 90 phút, đưa 2 đội vào hiệp đấu phụ.
Nhờ vào thể lực bền bỉ hơn mà Senegal đã kiểm soát được thế trận và ghi được bàn thắng ở phút bù giờ cuối cùng. Chính bàn thắng Vàng của Camera ghi được này đã giúp Senegal lần đầu tiên lọt vào nhóm 8 đội mạnh nhất thế giới.
Senegal – Thổ Nhĩ Kỳ (Tứ kết World Cup 2002)
Trong trận Tứ kết World Cup 2002, Senegal đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ. Trong suốt hai hiệp đấu chính đã không có màng rung lưới nào được tạo ra. Khi bước vào hiệp đấu phụ, tiền đạo Ilhan Mansiz bất ngờ ghi được bàn thắng Vàng đưa TNK lần đầu tiên trong lịch sử bước vào bán kết World Cup.
Định nghĩa Bàn thắng Bạc
Bàn thắng Bạc là 1 phiên bản khác ít tàn nhẫn hơn của bàn thắng vàng chính, nếu sau 90 phút của hai hiệp đấu chính mà tỷ số vẫn ngang bằng, thì bàn thắng bạc sẽ được ghi khi bước vào hiệp phụ. Tuy nhiên, số lượng bàn thắng sau hiệp phụ thứ nhất của đội nào nhiều hơn thì đội đó sẽ giành chiến thắng. Hiệp phụ thứ 2 sẽ diễn ra nếu sau hiệp phụ 1 tỉ số hai bên ngang bằng nhau.
Hoàn cảnh ra đời và Tình huống áp dụng Bàn thắng Bạc
Hoàn cảnh ra đời
Bàn thắng bạc chính là quy tắc mới được UEFA đưa ra trong mùa giải 2002 – 2003 nhằm quyết định một trận cầu cạnh tranh. Trong hiệp phụ, đội dẫn đầu sau mười lăm phút đầu tiên sẽ giành chiến thắng, những trận đấu sẽ không còn dừng lại ngay khi một đội ghi bàn. Đội bóng bị ghi bàn sẽ có thêm thời gian để chuộc lại sại lầm, qua đó quyết định pha ghi bàn trước đó của đối thủ sẽ là Bàn thắng Vàng hay Bạc.
Vào ngày 27 tháng 8 năm 2003, câu lạc bộ Ajax của Hà Lan đủ điều kiện tham dự vòng bảng UEFA Champions League 2003 nhờ bàn thắng bạc vào câu lạc bộ Áo GAK sau khi 90 phút tỉ số hai trận là 1 – 1. Trong hiệp phụ, Ajax đã tận dụng lợi thế 2 cầu thủ GAK bị đuổi khỏi sân khi Tomáš Galásek ghi bàn từ một quả phạt đền ở phút 103.
Chưa đầy một năm sau vào ngày 1 tháng 7 năm 2004, Galásek sẽ có mặt trên sân khi Luật Bàn thắng Bạc được áp dụng trong trận cầu lớn: đó là trận bán kết tại Euro 2004 giữa Hy Lạp và Cộng hòa Séc. Bàn thắng bạc đã loại bỏ CH Séc khi Traianos Dellas ghi bàn cho Hy Lạp sau cú đá phạt góc trong hai giây cuối của hiệp phụ đầu tiên của hiệp phụ. Đây cũng là Bàn thắng Bạc duy nhất trong sự nghiệp quần đúi áo số quốc tế của cầu thủ này.
Tình huống áp dụng
Sau khi kết thúc hai hiệp chính mà tỷ số hai đội ngang bằng nhau, hai đội sẽ tiền vào đá hiệp phụ và khi kết thúc hiệp phụ đầu, tổng số bàn thắng của đội nào nhiều hơn thì đội đó thắng và trận đấu kết thúc. Nếu sau hiệp phụ thứ nhất mà kết quả vẫn hòa thì tiếp tục hiệp phụ thứ hai, cách xác định đội thắng giống như ở hiệp phụ đầu
So với bàn thắng vàng, đạo luật này bớt “tàn nhẫn” hơn khá nhiều, nhưng thực tế nó cũng không nhận được sự ủng hộ của người hâm mộ và giới chuyên gia. Như tại bán kết Euro 2004, Séc đã bị loại bởi Hy Lạp do Hy Lạp ghi bàn vươn lên vào đúng những giây cuối cùng của hiệp phụ thứ nhất. Vì thế, chỉ sau gần một năm áp dụng, nó cũng đã bị loại bỏ.
Trên đây là tất cả thông tin hấp dẫn về “Bàn thắng Vàng và Bàn thắng Bạc: Định nghĩa và cách tính“. Hãy tham khảo nhiều bài viết hơn của Nhacai247 để cập nhật nhiều tin tức và kiến thức bóng đá hấp dẫn nhất hiện nay nhé!